Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Inter Vlan Routing

Inter Vlan Routing


Mỗi mạng có nhu cầu riêng của nó, tuy nhiên cho dù đó là một mạng lưới rộng lớn hay nhỏ, định tuyến nội bộ, trong hầu hết các trường hợp, là điều cần thiết. Khả năng để phân chia mạng bằng cách tạo ra VLANs, do đó giảm broadcasts mạng và tính bảo mật ngày càng tăng. Các thiết lập phổ biến bao gồm một broadcast domain riêng biệt cho các dịch vụ quan trọng ngày càng nhiều.
  Vấn đề ở đây là làm thế nào có thể từ một trong những người sử dụng VLAN ( thuộc về 1 broadcast domain), sử dụng được các dịch vụ được cung cấp bởi một VLAN khác? Do vậy giải pháp định tuyến trên VLAN đã được đề cập đến.
  Có nhiều phương pháp định tuyến, nhưng trong phạm vi bài Lab này chúng ta chỉ đề cập đến phương pháp định tuyến giữa các VLAN sử dụng Router ngoài. Tuy nhiên phương pháp định tuyến giữa các VLAN tốt nhất sử dụng Switch Layer 3 sẽ được đề cập trong chương trình CCNP.
  Phương pháp này được thiết lập có hiệu quả nhất bằng cách cung cấp một liên kết trunk duy nhất giữa Switch và Router mà có thể mang lưu lượng truy cập của nhiều VLAN và trong đó các lưu lượng ấy lần lượt có thể được định tuyến bởi Router.
  Với Inter-VLAN Routing, Router nhận frame từ Switch với gói tin xuất phát từ một VLAN đã được tag. Nó liên kết các frame với các subinterface thích hợp và sau đó giải mã nội dung của frame (phần IP packet). Router sau đó thực hiện chức năng của Layer 3 dựa trên địa chỉ mạng đích có trong gói tin IP để xác định subinterface cần chuyển tiếp gói IP. Các IP packet bây giờ được đóng gói thành frame theo chuẩn dot1Q (hoặc ISL) để nhận dạng VLAN của subinterface chuyển tiếp và truyền đi trên đường trunk vào Switch.
Bài Lab này sử dụng mô hình như sau:



Yêu cầu đặt ra: Sử dụng Router định tuyến giữa các VLAN, đảm bảo các VLAN kết nối được với nhau.
-      Mô hình này tương tự như bài VLAN trunking protocol: Chúng ta sử dụng switch thứ nhất làm VTP server, hai switch còn lại là VTP client. Ở SWServer chúng ta chia làm 3 VLAN: VLAN10, VLAN20 và VLAN30 trong đó các port f0/3-10 gán vào VLAN10, f0/11-18 gán vào VLAN20, f0/19-24 gán vào VLAN30. Hai port còn lại f0/1-2 sử dụng làm mode trunk.
-      Sau khi cấu hình các switch tương tự như ở bài VLAN trunking protocol chúng ta sẽ cấu hình cho router để định tuyến giữa các VLAN.
-      Thực hiện các lệnh sau:
 

-      Đặt IP cho các PC thuộc 3 VLAN khác nhau của 3 switch lần lượt là:
VLAN 10:      192.168.1.10
                   192.168.1.20
                   192.168.1.30
 VLAN 20:      192.168.2.10
                   192.168.2.20
                   192.168.2.30
 VLAN30:       192.168.3.10
                   192.168.3.20
                   192.168.3.30
-    Kiểm tra kết nối giữa các PC thuộc 3 VLAN khác nhau.



Như vậy công việc cấu hình Inter Vlan Routing đã hoàn tất.
Nguồn tin: IPEXPERT 
http://ipexpert.vn/edu/index.php/vi/news/Bai-huong-dan/Inter-Vlan-Routing-130/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét